Sigma 18-50 f2.8 DN DC Contemparary for fujifilm vừa ra mắt đã nhận được nhiều sự quan tâm của cấc fujier trên toàn thế giới. Do đặt hàng sớm nên Thái Triển có dịp trên tay nhanh và sẽ có một số so sánh với XF 18-55 f2.8-4 OIS R – một chiếc len kit huyền thoại của Fujifilm mà ai cũng đã ít nhất một lần trên tay và chụp với chiếc body Fujifilm của mình.
Bảng so sánh thông số chi tiết
Thương hiệu | Sigma | Fujifilm |
Loại len | Zoom | Zoom |
Loại len | Standard Zoom | Standard Zoom |
Ngàm | Leica/Panosonic L / Sony E | Fujifilm X |
Định dạng | APS-C / DX | APS-C / DX |
Tiêu cự | 18-50mm | 18-55mm |
Chống rung hình ảnh | No | Yes |
Màu sắc | Đen | Đen |
Phương thức zoom | Xoay | Xoay |
Tỉ lệ zoom | 2.8X | 3.1X |
Khẩu độ lớn nhất | F2.8 xuyên suốt | F2.8 – F4.0 |
Khẩu độ nhỏ nhất | F22 | F22 |
Vòng khẩu độ | Không | Có (không đánh số) |
Số lá khẩu | 7 | 7 |
Số nguyên tố quang học | 13 | 14 |
Số nhóm quang học | 10 | 10 |
Cự li lấy nét nhỏ nhất | 0.12m | 0.4m |
Độ phóng đại cao nhất | 0.36X | 0.15X |
Tự động lất nét | Có | Có |
Mô tơ lấy nét | Stepper motor | Stepper motor |
Cách lấy nét | Lấy nét trong | Lấy nét trong |
Trọng lượng | 290g | 310g |
Đường kính | 65mm | 65mm |
Độ dài | 75mm | 70mm |
Chất liệu | Kim loại – Cao su – Nhựa CPS | Kim loại – Nhựa CPS |
Kháng thời tiết | Có (nhẹ) | Không |
Đường kính filter | 55mm | 58mm |
So sánh hình ảnh cơ bản
Thiết bị mình dùng: Fuji XT20 – XtranIII, đo sáng multi, lấy nét đơn điểm ở tâm, môi trường phòng có đèn led, khá tối, không dùng flash. Do môi trường khá tối để test khả năng mà f2.8 có thể lợi thế, không có thời gian setup thêm tripod nên mình để iso 1250. Các bạn thông cảm vì không thể set iso 200, nếu iso quá thấp thì phải giảm tốc, run tay quá thì ảnh không chính xác được.
Tiêu cự 18mm
Có thể thấy, ở tiêu cự 18mm, Sigma cho ảnh nét ở trung tâm, độ tương phản rất tốt, độ nét hoàn hảo, màu sắc tương đồng với len XF. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy cả 02 len có chung điểm yếu là ở rìa ảnh sẽ không nét, len Sigma bị soft hơn XF khá nhiều và cả 02 len đều có hiện tượng quang sai – viền tím / xanh. XF vẫn thể hiện xuất sắc ở rìa ảnh mặc dù bị viền xanh khá mạnh. Phần thắng ở sự so sánh này thuộc về XF18-55.
Tiêu cự 50-55mm
Đây có lẽ là phần mà anh em rất quan tâm, sự thể hiện của Sigma toàn dải và lý do nên cân nhắc nó với XF18-55.
Ở tiêu cự 50mm, Sigma cho hình ảnh vẫn sáng, nét ổn và màu sắc tương phản khá tốt. Phần tâm ảnh vẫn nét nhất và cho tương phản tốt. Phần rìa ảnh thì đáng tiếc là bị soft khá nhiều. Trong khi đó, XF18-55 lại không có khẩu độ mở 2.8 nên ở F4, ảnh của 18-55 có thể nói là vẫn nét xuất sắc. Tuy nhiên, khẩu F4 thể hiện sự yếu thế hơn của XF vì ảnh sẽ bị tối hơn 1 stops. Do đó, trong trường hợp chụp tối như mình thì Sigma cho lợi thế hơn, tuy nhiên, sự lợi thế đó không bù được cho chất lượng của Sigma ở phần rìa ảnh.
Cùng với sự so sánh ở max khẩu độ mà 02 len có thể đạt, bạn cũng sẽ muốn biết ở cùng F4 thì Sigma hay XF sẽ “ngon” hơn. Cùng xem nhé.
Xóa phông chân dung
Do không tiện up ảnh mẫu người nên mình sẽ thay bằng chai nước.
Có thể thấy, cùng thiết đặt thì ảnh của Sigma sẽ sáng hơn do khẩu mở hơn, nền phông phía sau cũng xóa tốt hơn, tuy nhiên, sự khác biệt giữa f2.8 và f4 ở việc xóa nền phía sau cũng không quá nhiều.
Khả năng chụp macro
Sigma 18-50 còn có một tính năng lợi hại nữa mà XF18-55 không có đó là khả năng chụp macro. Để đạt khả năng này, bạn phải để tiêu cự ở tối thiểu tức là 18mm, khoảng cách cực gần với chủ thể. Tiêu cự càng tăng thì khoảng cách với chủ thể cũng lớn hơn. Riêng khoảng macro thì nét nhanh và rất tốt ở 18mm f2.8, rất tiện nếu bạn chụp ảnh sản phẩm.
Độ méo ảnh
Mình chưa có điều kiện test – sẽ cập nhật sau. Tuy nhiên, theo các reviewer nước ngoài thì độ méo 02 len gần như rất ít.
Khả năng chống rung
Điểm yếu của Sigma 18-50 là không có chống rung trong len, còn XF thì có OIS 3stops. Do đó, nếu chụp body không có IBis thì ở 50mm, bạn nào run tay thì sẽ dễ xảy ra out nét khi để tốc độ quá thấp. Mình đã gặp trường hợp chụp 10 tấm chỉ được vài tấm nét tốt khi để tốc độ thấp để chụp trong buổi tối. Còn XF mặc dù chống rung khá ít nhưng dù sao có vẫn tốt hơn, ảnh chụp ở 55mm ít khi out nét và chụp tốc thấp sẽ ổn hơn so với Sigma. Thật là đau đầu. Nhưng Sigma thì lại gọn nhẹ hơn một chút.
Khả năng chống chịu thời tiết
Yếu tố này cũng không quá quan trọng nếu bạn không chụp ở nơi nhiều bụi và có mưa, sương mù. Chẳng hạn một năm bạn đi Sapa, Đà Lạt 1 2 lần thì đừng quá quan trọng. Vì có thì tốt không có cũng không phải là thảm họa. XF không có WR, còn Sigma thì có nhưng cũng chỉ ở mức khá, chứ không chống toàn bộ như len XF có WR.
Quay video (ngắn)
Cả 02 len đều thể hiện tốt khi quay film, tuy nhiên XF thì có OIS nên ít run hơn một chút nhưng cũng không phải là chống run được tốt, khi edit vẫn phải sta bằng phần mềm cho đỡ giật. Tốt nhất là bạn nên trang bị thêm gimbal, còn không thì nên có một body có IBis thì sẽ tốt hơn chút nữa.
Khi zoom tay lúc đang quay 02 len đều có hiện tượng breathing nhẹ, tất nhiên vì đây không phải là len cine nên điều đó không thể tránh khỏi, nhưng cả 02 đều có thể tạm chấp nhận được nếu bạn cần một tí zoom in/out khi quay. Với XF16-80, bạn sẽ thấy hiện tượng này rất thảm hại khi zoom.
Tạm kết
Mình cũng đã phân vân khi mua Sigma 18-50mm f2.8 khi mình đã có XF 18-55 f2.8-4 (trước đây đã bán 16-80 f4) nhưng khi đã dùng thì cũng khá là thích, đặc biệt là tự tin hơn khi dùng chụp chân dung, vì mình hay chụp ảnh gia đình là chính, không chụp cảnh vật nhiều, cùng với đó là trọng lượng nhẹ, thiết kế cũng đẹp hơn (so với 3 len fix của sigma đã ra mắt trước đây); len gắn body XT-xx hoặc XE khá hợp. Còn XF18-55 vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời, mặc dù nặng hơn một chút nhưng lại có OIS rất hữu ích khi bạn hay run tay và quay shot ngắn bằng tay.
Nếu bạn đang có XF18-55, hãy cân nhắc vì không cần phải mua Sigma18-50 (gấp 1,5 – gấp đôi giá tiền đầu tư), hãy trang bị thêm một len prime 50/56mm khẩu lớn (XF56mmf1.2 > Sigma 56mmf1.4 > Viltrox 56mmf1.4) để có một len chân dung đúng nghĩa. Hoặc bạn có thể trang bị 01 len 30-33-35mm khẩu to để khi cần có thể dùng cho nhiều mục đích.
Đang còn cập nhật một số so sánh khác…