Những thay đổi của Zalo!
Từ những thông báo được Zalo gửi về cho người dùng, có thể thấy Zalo sẽ có 6 thay đổi quan trọng trong thời gian sắp tới. Được biết, những thay đổi này của Zalo nhằm hạn chế việc người dùng bị quấy rầy cũng như bảo vệ an toàn thông tin và sự riêng tư của người dùng.
1. Người lạ (không có trong danh bạ) sẽ không thể xem, bình luận vào nhật ký của người dùng.
2. Mỗi tài khoản Zalo từ ngày 1.8 sẽ chỉ có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại.
3. Mỗi tài khoản cũng chỉ được phản hồi 40 hội thoại/tháng từ người lạ, vượt hạn mức sẽ chỉ được đọc chứ không thể tiếp tục trả lời.
4. Tối đa người dùng sẽ chỉ có 1.000 bạn bè, vượt mức sẽ không thể thêm bạn mới hay chấp nhận yêu cầu kết bạn từ người lạ.
5. Sẽ không còn dùng tính năng username, điều này áp dụng cho toàn bộ tài khoản Zalo cá nhân.
6. Mỗi tài khoản được mặc định có 5 tin nhắn nhanh, nếu muốn thêm tin nhắn nhanh mới, người dùng cần xóa bớt những tin nhắn nhanh cũ.
Bên cạnh đó, ngày 22/6 vùa qua, Zalo cũng đã triển khai gói dịch vụ trả phí với Zalo OA doanh nghiệp. Theo đó, các loại tài khoản OA xác thực sẽ có 4 gói sử dụng từ cơ bản (miễn phí), dùng thử (10.000 VND), nâng cao (59.000 VND) và Premium (399.000 VND) cho mỗi tháng.
Lưu ý, Zalo OA (Zalo Official Account) là trang kinh doanh chính thức của một doanh nghiệp, nhãn hàng, tổ chức và cộng đồng trên Zalo. Tức là Zalo chỉ thu phí đối với các tài khoản doanh nghiệp chứ không thu phí đối với các tài khoản cá nhân.
Nếu không dùng zalo nữa? Vậy dùng gì?
Zalo từ lâu đã trở thành một ứng dụng thường ngày của rất nhiều người Việt do quá trình phát triển và mang tính “thuần Việt” của nó từ thời sơ khai của OTT tại Việt Nam (thời đó Zalo cũng như Viber/Kakaotalk/Line còn làm mưa làm gió và bị các nhà mạng không ngừng tẩy chay dập tắt không thành!).
Zalo đã duy trì và tồn tại, phát triển với lợi thế sân nhà và hiện nay có thể nói là không có đối thủ cạnh tranh. Điều rõ nhất có thể thấy là Thái Triển từ làm việc qua email, chuyển sang kết hợp email và facebook messenger nay đã phải chuyển hẵn sang Zalo vì khách hàng đều add zalo khi cần liên hệ.
Nhưng… Zalo tồn tại và hoạt động nhưng chưa thu phí người dùng. Người dùng hoàn toàn miễn phí ứng dụng những năm qua. Nguồn tiền nuôi Startup này đến từ các nguồn thu khác của VNG, do đó, chắc chắn một ngày nào đó, Zalo cũng phải tự nuôi sống hoặc cứu mình khỏi việc chết đi vì nghèo.
Thu phí chắc chắn là giải pháp, đặc biệt, đối với môi trường doanh nghiệp, nơi cần ứng dụng mạnh mẽ nhưng bảo mật. Việc thu phí đối với các doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp và nó là điều hiển nhiên ngay cả đối với các ông lớn trong ngành.
Vậy, đối với người dùng bình thường? Chưa rõ liệu Zalo sẽ thu phí hay hạn chế tính năng. Nhưng chắc chắn người dùng sẽ có phần nào phân loại khi dùng. Theo Thái Triển, Zalo không dại gì để hàng triệu người dùng quay lưng vì thu phí vài đồng. Sự quay lưng vì người dùng đã quá quen vì một Zalo hoàn toàn miễn phí. Thu 10 nghìn cũng là tốn kém (với nhiều người dùng ngay cả đại gia iphone). Nhưng Zalo chắc hiểu rõ người dùng của mình có rất nhiều người chỉ biết bấm gọi video call cho người thân chứ chẳng biết nhắn tin, cũng chẳng hiểu thanh toán online là sao. Vậy, làm sao mà thu phí được. Nên theo mình thì yên tâm, Zalo không thu phí toàn bộ người dùng đâu. Đúng ra, Zalo nên nhìn thấy vấn đề phân loại người dùng ngay từ đầu để có chiến lược sớm hơn.
Hiện nay, báo chí 2 mặt và nhiều đối thủ đang lợi dụng việc thay đổi tính năng của Zalo để đồn đoán về việc thu phí và kéo người dùng sang ứng dụng khác. Tất nhiên, người dùng có đủ quyền lựa chọn chứ chẳng ai ép phải dùng ứng dụng nào.
Nếu trường hợp Zalo chuyển hóa tư tưởng, thu phí toàn bộ người dùng thì chắc chắn sẽ có nhiều người quay lưng, và những ứng dụng có thể thay thế Zalo theo thứ tự ưu tiên mà Thái Triển khuyên dùng.
Ứng dụng | Miễn phí | Bảo mật | Tốc độ | Tính năng |
Telegram | ✅ | Cao, mã hóa, lưu trữ trên thiết bị | Nhanh (chập chờn khi đứt cáp quang vì server nước ngoài) | Đủ tính năng của ứng dụng Chat, giao diện không đẹp mắt, ít màu mè, ít các bộ sticker đẹp |
Viber | ✅ | Cao, mã hóa (người dùng phải cài đặt), lưu trữ trên thiết bị | Nhanh (cũng là server nước ngoài, đã bị mua lại bởi Rakuten từ lâu) | Đủ tính năng của ứng dụng Chat, có quảng cáo, giao diện màu tím thân thiện, sticker vừa đủ |
Facebook Messenger | ✅ | Kém, không có mã hóa, lưu trữ trên server của facebook | Nhanh, kể cả đứt cáp vẫn nhanh, nhưng vẫn có thể bị sập khi facebook có lỗi | Nhiều tính năng phong phú, là ứng dụng đủ tính năng nhất (vì copy học hỏi của các ứng dụng khác rất nhiều) |
Microsoft Team | ✅ | Bình thường, bảo mật do người dùng phải chủ động thiết đặt do đi kèm với Windows 11 | Ở Việt Nam thì bình thường | Đủ dùng, thích hợp cho người sử dụng thiết bị Windows và làm việc là chính |
Skype | ✅ | Bình thường, phổ biến từ lâu, bảo mật do người dùng chủ động | Ở Việt Nam thì bình thường | Tính năng gọi video là chính, các tính năng chat đi kèm hạn chế màu mè |
Ngoài những ứng dụng trên, còn nhiều ứng dụng khác có thể thay thế nhưng Zalo vẫn đã quá quen với người Việt, bên cạnh Zalo thì đó là Facebook Messenger, trong nhiều trường hợp vẫn là ứng dụng tốt để nghe gọi nhắn tin và phục vụ công việc, chỉ có điều bạn sẽ không yên tâm về sự bảo mật của Facebook.
Comments are closed.