Với những người mới bắt đầu công việc thiết kế và in ấn, cần phải hiểu rõ về thuật ngữ DPI. Để có thể áp dụng chính xác chúng vào trong từng công việc cụ thể. Dưới đây là bài viết chia sẻ cho bạn chi tiết tất tần tật về thuật ngữ DPI và ý nghĩa ứng dụng của nó trong thiết kế in ấn.
1. Thuật ngữ DPI và PPI
Trước khi tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn. Bạn cần phải biết và nắm chắc khái niệm độ phân giải DPI là gì. DPI hay còn gọi là Dot Per Inch là số lượng điểm chấm trong 1inch bề mặt được in. Và chúng là đơn vị đo lường trong nghành in ấn. Từ đó ta có thể thấy nếu chỉ số DPI càng lớn thì lượng mực phủ lên một diện tích bề mặt càng nhiều.
Chúng ta thường nhầm lẫn DPI và PPI. PPI viết tắt của Pixels Per Inch, như tên gọi của nó cũng đã thể hiện được sự khác nhau với DPI. PPI là số lượng điểm ảnh( Pixels) trên 1inch vuông. Khác với DPI thường sử dụng trong thiết kế và in ấn, còn PPI thường xuất hiện trong lĩnh vực kỹ thuật số như màn hình điện thoại, máy tính, tivi,..
Ý nghĩa và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn
DPI có vai trò ý nghĩa rất lớn trong thiết kế và in ấn. Trên thực tế khi chúng ta in một tấm hình, máy in sẽ tự động in ra các chấm nhỏ, giữa các dấu chấm nhỏ là khoảng cách. Tùy thuộc vào chất lượng máy in và nhu cầu của người dùng mà mật độ và khoảng cách in sẽ là khác nhau. Chẳng hạn như nếu bạn muốn in một bức ảnh với kích thước lớn, thì hãy chọn ảnh có chỉ số DPI càng lớn càng tốt. Bởi DPI càng lớn thì sẽ cho ra chất lượng bức ảnh càng cao, thể hiện được sự rõ ràng và sắc nét. Và nếu bạn chỉ muốn in một văn bản thông thường thì không cần phải quan tâm quá nhiều vào DPI.
Lưu ý về độ phân giải DPI
- Độ phân giải DPI không quyết định 100% độ sắc nét hình ảnh. Điều này còn phụ thuộc vào chất lượng máy in hoạt động.
- DPI càng lơn thì chất lượng sản phẩm in ra càng cao và sắc nét.
- Với những màn hình có DPI khác nhau sẽ có cách hiển thị hình ảnh khác nhau. Do đó, cần phải thiết kế theo tiêu chuẩn chung màn hình. Để hình ảnh có thể hiển thị tốt trên nhiều máy.
2. Độ phân giải màn hình là gì?
Chúng ta dường như đã nghe quá quen những câu nói như độ phân giải màn hình HD, Full HD, 2K, 4K hay 8K. Vậy bạn có biết độ phân giải là gì? Hiểu một cách đơn giản, thì độ phân giải là một chỉ số đo lường số lượng các điểm ảnh hiển thị trên một khung màn hình nhất định nào đó. Các điểm ảnh này được sắp xếp theo nhiều hàng và nhiều cột khác nhau. Độ phân giải sẽ được thể hiện bằng cách nhân số hàng và số cột hiển thị. Ví dụ: độ phân giải HD là 1280×720 pixels, độ phân giải 4K là 3840x2160pixels.
Những điều cần biết về độ phân giải màn hình
Lưu ý rằng không phải màn hình có độ phân giải càng cao thì chất lượng hình ảnh hiển thị trở nên sắc nét và chi tiết. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như công nghệ hình ảnh được tích hợp, kích thước màn hình hay kích thước của điểm ảnh,…
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn với ví dụ sau đây. Giả sử cùng một hình ảnh có độ phân giải như nhau được hiển thị trên hai kích thước màn hình khác nhau là 49 inch và 75 inch. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, hình ảnh hiển thị trên 75 inch sẽ có chất lượng hình ảnh kém sắc nét hơn hình ảnh hiển thị trên màn hình 49 inch. Bởi lẽ khi hình ảnh được phóng to trên màn hình 75 inch, hình ảnh hiển thị sẽ được giả lập 1 điểm ảnh to hơn nhiều lần so với trên màn hình 49 inch. Điểm ảnh sẽ trông mờ hơn và dẫn đến chất lượng hình ảnh sẽ kém đi.
Tóm lại, việc hiểu rõ về DPI, PPI cùng những kích thước của chúng là điều rất quan trọng. Bởi trong công việc thiết kế và in ấn khi bạn muốn in ra các ấn phẩm đẹp, hoàn hảo bạn cần phải xác định và đưa ra những thông tin, con số chính xác về kích thước để việc in ấn trở nên thích hợp với từng ấn phẩm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin và giúp bạn có thể áp dụng linh hoạt trong công việc của bạn.
Nếu là người hay thiết kế và in ấn, hãy chú ý vấn đề này nhiều hơn. Vì khi đó màn hình giữa bạn và cơ sở in sẽ có chênh lệch. Điều may mắn là khi màn hình LCD được thay thế bằng CRT, tỷ lệ lệch sẽ thấp hơn so với trước.
Độ phân giải biểu thị chính xác số điểm ảnh hiển thị trên màn hình. Ví dụ, máy tính màn hình 27 inch có độ phân giải khoảng 2560*1440px. Nãy tôi đã giải thích rằng chỉ số PPI là gì rồi, chúng chưa bao giờ dùng làm đơn vị để đo kích thước vật lý.
Màn hình LCD hiện nay đã giải quyết vấn đề về độ phân giải. Những màn hình khác nhau sẽ hiển thị giống nhau nếu dùng màn hình LCD. Màn hình CRT đã bế mạc và không giải quyết được sự chênh lệch giữa các màn hình.
Tiếp theo, nếu màn hình kích thước 27 inch, độ phân giải 109 dpi (2560x1440px). Tức là nếu giảm độ phân giải màn hình xuống thì ảnh sẽ lớn hơn. Trong Window hay Mac có cài đặt nhiều mức phân giải để tiện làm việc.
Độ phân giải 4k, 8K là gì?
Độ phân giải 4k, 8K xuất hiện ngày càng nhiều trong tương lai. Là chuẩn của máy tính, điện thoại và tivi sau này. Để hiểu rõ về khái niệm này, hãy tìm hiểu khái niệm HD.
Ở đây tôi sẽ chỉ mức chuẩn độ phân giải HD. Thuật ngữ HD được dùng cho những màn hình có độ phân giải từ 1280×720 hoặc 720 x 720 px theo hình vuông. Đây là chuẩn của đa số thiết bị hiện nay.
Cụm từ full HD dùng cho màn hình có độ phân giải từ 1920x1080px. Các dòng TV, máy tính mới đều có độ phân giải này.
4k là độ phân giải trên thiết bị cao cấp. Chúng còn gọi là Quad HD hay UHD (Ultra HD). Tính về số điểm ảnh, 4k sẽ nhét 4 lần độ phân giải 1080 vào màn hình 4k. Có chuẩn 4k khác nữa là 4096 x 2160 thường dùng cho camera chuyên nghiệp.
8K là độ phân giải của tương lai khi các nhà làm film và game bắt đầu tận dụng được sức mạnh phần cứng để nâng cao chất lượng khung hình, nhằm mang đến trải nghiệm sắc nét hơn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu cắm màn hình chuẩn 4k vào máy đang sử dụng
Nếu máy không hỗ trợ 4k, nghĩa là nếu cắm màn hình 4k vào Chromebook hay MarkBook, màn hình vẫn hiển thị độ phân giải cao nhất của máy tính đó. Nhưng mọi thứ trông rất nhỏ.
Ghi chú:
- 4k nghĩa là gấp 4 lần full HD.
- Nếu hệ điều hành xử lý được hình ảnh 4k nhưng chưa kéo giãn ra, tức là màn hình đó không phải màn hình 4k.
- Một số mẫu điện thoại Samsung hay Sony trong hiện tại hỗ trợ xem video và hình ảnh 4k.
3. Độ phân giải tốt nhất là bao nhiêu Dpi?
Trong nhiếp ảnh, in ấn thì độ phân giải hình ảnh lý tưởng là 300 Dpi và độ phân giải văn bản lý tưởng ở kích thước in cuối cùng là 400 Dpi.
Lưu ý: Mặc dù dpi càng lớn, ảnh càng sắc nét nhưng nếu nếu Dpi lớn mà kích thước ảnh lại nhỏ hơn kích thước bản in thì ảnh lại không đạt chất lượng. Vì vậy các bạn cần chọn file có kích thước bằng hoặc lớn hơn kích thước bản in dự tính.
Dưới đây là bảng liệt kê kích thước hình ảnh tối ưu được sử dụng cho việc in ấn mà bạn nên tham khảo:
Optimal | Minimum | |
Mini | 438 x 625 | 150 x 250 |
Wallets | 625 x 875 | 250 x 350 |
3.5 x 5” | 875 x 1250 | 350 x 500 |
4 x 5” | 1000 x 1250 | 400 x 500 |
4 x 6” | 1000 x 1500 | 400 x 600 |
5 x 5” | 1250 x 1250 | 500 x 500 |
5 x 7” | 1250 x 1750 | 500 x 700 |
6 x 9” | 1500 x 2250 | 600 x 900 |
8 x 8” | 2000 x 2000 | 800 x 800 |
5 x 15” | 1250 x 3750 | 500 x 1500 |
8 x 10” | 2000 x 2500 | 800 x 1000 |
8.5 x 11” | 2125 x 2750 | 850 x 1100 |
8 x 12” | 2000 x 3000 | 800 x 1200 |
10 x 10” | 2500 x 2500 | 1000 x 1000 |
9 x 12” | 2250 x 3000 | 900 x 1200 |
10 x 13” | 2500 x 3250 | 1000 x 1300 |
12 x 12” | 3000 x 3000 | 1200 x 1200 |
10 x 15” | 2500 x 3750 | 1000 x 1500 |
11 x 14” | 2750 x 3500 | 1100 x 1400 |
11 x 20” | 2500 x 5000 | 1000 x 2000 |
4. Dpi trung bình của máy in là bao nhiêu?
Những chiếc máy in hiện đại ngày nay đã được cải thiện Dpi rất nhiều với mục đích mang đến các bản in với chất lượng sắc nét hơn. Thông thường, để in văn bản bình thường như danh sách hàng hóa, báo giá,… thì máy in có chỉ số Dpi là 150 là đủ. Nếu bạn muốn in logo hay các văn bản yêu cầu độ sắc nét cao hơn thì có thể chọn máy in có chỉ số 300 Dpi. Nếu bạn thắc mắc 300 Dpi là gì thì như chúng tôi đã giải thích phía trên.
Với máy in phun chất lượng bình thường thì Dpi dao động khoảng 300 – 600 Dpi. Còn với các loại máy in phun chất lượng cao thì DPI trên tia in uv có thể lên đến 1000. Thậm chí, máy in laser và máy in led có Dpi nằm trong khoảng 600 cho tới 2000 Dpi.
Máy in có Dpi càng cao thì giá lại càng đắt. Do vậy bạn nên cân nhắc mục đích và nhu cầu sử dụng để chọn loại máy in phù hợp, tránh gây tốn kém, lãng phí.
5. Nguyên tắc làm việc của máy in
Khi in, máy in sẽ không phun lần lượt từng pixel hình mà thay vào đó chúng phun ra các chấm nhỏ hoàn quyện với 4 màu Cyan, Magenta, Yellow và Black. Các chấm nhỏ không nằm sát nhau mà cách nhau một khoảng. Đây chính là mật độ điểm in Dpi.
6. Sự quan trọng của dpi trong in ấn là gì?
DPI quyết định đến chất lượng hình ảnh được in ra. Hầu hết máy in tầm trung có chất lượng từ 300 – 600 dpi. Còn máy chất lượng cao chất lượng ảnh trên 1000 dpi. Nếu in ảnh kích thước lớn hơn nữa, hãy chọn dpi càng lớn càng tốt.
Máy in laser và máy in led độ phân giải từ 600 – 2000 dpi. Nếu nhu cầu chỉ in văn bản thì không cần dpi quá cao làm gì. Hãy chọn máy in phù hợp với nhu cầu và chi phí bỏ ra.
7. Sự ảnh hưởng của chúng đến thiết kế
Giả sử thiết kế trên ô vuông kích thước 109 x 109 px như hình dưới. Nếu thiết kế trên màn hình có ppi là 109 thì sẽ thấy kích thước ô vuông là 1 inch. Nhưng nếu dùng màn hình có dpi 72 thì hình vuông sẽ lớn hơn 1 inch. Với màn hình 72 dpi, máy sẽ cần khoảng 1,5 inch để hiển thị hình ảnh trên máy có màn hình 109 dpi.
Không xét vấn đề màu sắc và chất lượng ảnh. Những màn hình dpi khác nhau, cách hiển thị ảnh sẽ khác nhau. Vì vậy,hãy thiết kế theo chuẩn chung màn hình để nhiều máy xem được.