Công nghệ Intel® Turbo Boost Max 3.0 là gì? Liệu có cạnh tranh được với AMD Precision Boost 2?

Bên cạch việc trang bị công nghệ siêu phân luồng (hyper threading) cho toàn bộ CPU Core i thế hệ 10 thì Intel vẫn còn một tính năng đáng giá khác mà người dùng cần lưu ý, đó là công nghệ Turbo Boost Max vốn chỉ được trang bị cho các CPU HEDT. Công nghệ…


Bên cạch việc trang bị công nghệ siêu phân luồng (hyper threading) cho toàn bộ CPU Core i thế hệ 10 thì Intel vẫn còn một tính năng đáng giá khác mà người dùng cần lưu ý, đó là công nghệ Turbo Boost Max vốn chỉ được trang bị cho các CPU HEDT.

Công nghệ Intel® Turbo Boost Max 3.0 là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, đem đến hiệu năng đơn luồng cao hơn 15%. Nay đã có trên một số sản phẩm thuộc dòng bộ xử lý chuỗi Intel® Core™ X dành cho các nền tảng Intel® X299.

Công cụ mới cho hiệu năng được tối ưu hóa

Với Công nghệ Intel® Turbo Boost Max 3.0, hiệu năng đơn luồng được tối ưu hóa bằng cách xác định lõi nhanh nhất của bộ xử lý và gửi những khối lượng công việc quan trọng nhất vào lõi đó.

Tăng tần số để tận dụng bộ xử lý của bạn nhiều hơn

Công nghệ Intel® Turbo Boost Max 3.0 không thay thế cho Công nghệ Intel® Turbo Boost 2.0. Công nghệ này cải thiện bằng cách tăng mạnh tần số trên các lõi nhanh nhất để linh động hơn trong việc tận dụng tối đa hiệu năng bộ xử lý của bạn.2

Các yếu tố tác động Công nghệ Intel® Turbo Boost Max 3.0

Tính khả dụng và khả năng tăng tần số của Công nghệ Intel® Turbo Boost 3.0 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhưng không giới hạn các yếu tố sau đây:

  • Loại khối lượng công việc
  • Số lượng lõi hoạt động
  • Mức tiêu thụ dòng điện ước tính
  • Mức tiêu thụ điện năng ước tính
  • Nhiệt độ bộ xử lý
  • Hỗ trợ trình điều khiển

Vì vậy, để đảm bảo tính năng Intel Turbo Boost Max 3.0 hoạt động tốt nhất, chúng ta cần lưu ý việc cập nhật driver thường xuyên cũng như trang bị một bộ tản nhiệt đủ tốt để giữ cho CPU luôn mát mẻ và các favored core có khoảng trống để đẩy hết công suất của mình. Nếu cảm thấy tính năng này là cần thiết thì bạn cũng nên cân nhắc chọn mua các CPU Intel mới, được áp dụng công nghệ Turbo Boost Max 3.0. Theo Intel, phiên bản mới nhất của công nghệ Turbo Boost cho phép đẩy mức xung đơn nhân lên cao hơn so với phiên bản trước là Intel Turbo Boost Technology 2.0.

Về phía AMD, công nghệ Turbo Core thế nào?

Công nghệ Turbo của Intel là sự kiểm soát. Nếu như một lõi đang được sử dụng, nó sẽ được tăng tốc độ lên một chút, trong khi lõi khác bị tắt. Nếu hai lõi đã được sử dụng, 2 lõi này sẽ tăng trong khi những cái khác  bị tắt. Nếu tất cả bốn lõi đã được sử dụng nhưng TDP cao nhất không bị vượt quá, thì tất cả bốn lõi đều tăng tốc độ đồng hồ. 

Trước đây, thật không may cho AMD, họ không có thời gian để kết hợp một thiết kế phức tạp như vậy vào APU của họ, thay vào đó dùng một phương pháp đơn giản để tăng tốc độ xung nhịp của lõi khi tất cả các lõi không sử dụng. Bộ xử lý được chia thành ba phần. Phần không lõi dùng tốc độ bình thường và không thay đổi hay cắt nguồn điện . Phần lõi chủ yếu chia thành hai khối bộ vi xử lý, mỗi khối 1/2 số lõi.

Khi bộ xử lý xác định rằng 1/2 hoặc ít hơn 1/2 lõi đang được sử dụng đầy đủ, nó sẽ đặt các lõi còn lại đang sử dụng dưới mức vào một mức điện năng thấp hơn, trạng thái tốc độ xung nhịp thấp . Trong trường hợp này các lõi sẽ được đặt ở tốc độ 800 MHz và sẽ giảm điện áp cung cấp cho những lõi này . 1/2 lõi khác sẽ được đặt vào một chế độ Overlock , bằng cách tăng tốc độ xung nhịp và điện áp cho mỗi lõi.

Từ thế hệ kiến trúc CPU Ryzen mới, công nghệ Turbo Core của AMD được mô tả tương tự như khả năng của CPU Intel, ở mức xung nhịp giới hạn min – max, khi ứng dụng không đòi hỏi sức mạnh CPU thì min – max đạt được theo mức độ vận hành của phần mềm đòi hỏi ở phần cứng. Mức xung CPU được đóng khung và thay đổi tỉ lệ thuận với mức cấp điện đến CPU qua VRM. Như vậy, có thể thấy, CPU AMD cũng có cơ chế tăng giảm xung nhịp dựa vào hoạt động của phần mềm.

Không giống như Intel, AMD đã mạnh dạn tăng số lượng nhân (core) ở các đời CPU Ryzen và áp dụng biện pháp giảm xung nhịp Turbo tối đa (thấp hơn CPU Intel ở phân khúc tương đương), đồng thời, nâng cấp kiến trúc 7nm để sản xuất CPU Ryzen 2, 3. Dễ thấy, trong các tác vụ 1 – 2 cores, AMD tỏ ra lép vế Intel với mức xung thấp hơn, nhưng những tác vụ dài hơn như Rendering thì AMD thường cho kết quả tốt hơn khi so sánh cùng phân khúc.

Vậy, công nghệ nào tốt hơn? Tất nhiên khó mà kiểm chứng được công nghệ nào tốt hơn, mà dù cho có tốt hơn thì mục đích cuối cùng cũng là hiệu suất đạt được của người dùng khi dùng PC. Nhưng trước mắt, Turbo Boost Max 3.0 của Intel đang là con bài quảng cáo cho dòng CPU 14nm++++ của hãng.