Như vậy là Lumion 12 đã được phát hành với những tính năng cập nhật so với bản Lumion 11. Lumion 12 được phát hành với 02 bản cơ bản và bản pro chuyên nghiệp với nhiều tính năng nâng cao hơn.
Một số tính năng mới có thể kể đến như sau:
- Điều chỉnh hiệu ứng ánh sáng đèn và nhiệt độ môi trường tốt hơn.
- Biển số xe ở nhiều nước trên thế giới.
- 142 hiệu ứng decal mới cho tường.
- 41 chi tiết hóa mới cho các đối tượng thiên nhiên.
- 570 vật thể mới một số chỉ ở bản pro.
- 65 vật liệu mới.
- Một số tính năng về giao diện và workflow.
Lumion 12 tương thích với nhiều phần mềm khác nhau.
Về phần cứng, Lumion 12 không thay đổi nhiều so với Lumion 11 về yêu cầu phần cứng.
Với những nhu cầu cơ bản và nhẹ nhàng, bạn chỉ cần 01 cpu 4 nhân 8 luồng xung nhịp cao (none U) điểm passmark hơn 2000 và card đồ họa với điểm passmark tương đối hơn 7000 (như gtx 1650 4GB).
Với nhu cầu trung bình và công việc chuyên nghiệp hơn, bạn cần 01 cpu với điểm passmark hơn 2200 và một card đồ họa với 8GB vRAM điểm passmark từ 14.000 trở lên.
Với nhu cầu cao cấp, cần những tác vụ nặng như có nhiều chi tiết, nhiều hiệu ứng môi trường và ánh sáng khi render, bạn cần một cấu hình với cpu hơn 2600 điểm passmark, card đồ họa 11GB vRAM trở lên với 20.000 điểm passmark trở lên.
Như vậy, nếu bạn thuần công việc cad và lumion là công cụ render thì bạn nên lựa chọn cấu hình với CPU tương đối 6 nhân 12 luồng hoặc hơn để làm nhiều tác vụ phần mềm khác nhau, và quan trọng nhất là tập trung vào card màn hình, lựa chọn Quadro sẽ tối ưu cho bạn nếu làm việc vừa CAD và vừa Lumion. Tuy nhiên, để tiết kiệm ngân sách bạn có thể lựa chọn các dòng RTX 20s hoặc 30s và dùng driver NVDIA Studio cho công việc này.
Tham khảo thêm: System Requirements in Lumion | 3D Rendering Hardware
Với thời bão coin và VGA đang khan hiếm, đôi khi lựa chọn Quadro lại kinh tế hơn, thật đấy!