Codec được ghép thành bởi hai từ – code và decode – là một phần mềm máy tính dùng bộ nén để giảm kích thước của một tập tin lớn hoặc chuyển đổi giữa âm thanh analog và kỹ thuật số. Bạn sẽ thường thấy từ này đi kèm với audio và video, đó là audio codec và video codec.
Codec là gì?
Codec được biết đến là một thiết bị phần cứng chuyên dụng hoặc là một ứng dụng phần mềm (đôi khi chỉ là một chương trình mã hóa riêng), đảm nhiệm vai trò nén các thông tin hay dữ liệu số có kích thước lớn trở nên nhỏ gọn hơn, giúp tăng tốc độ truyền tải và hỗ trợ giải mã để phát lại nội dung. Codec bao gồm hai thành phần chính: COder – Bộ mã hóa dùng để nén dữ liệu và DECoder- Bộ giải mã dùng để giải nén tệp tin.
Cụ thể, công việc chính của codec là mã hóa chuyển đổi và đóng gửi thông tin qua đường truyền mạng, sau đó tiếp nhận lại dữ liệu để giải mã và trình phát. Các mã codec sẽ sử dụng một hệ thống các thuật toán chuyên dụng để chuyển đổi dữ liệu thành một chuỗi byte kỹ thuật số, đồng thời hỗ trợ nén nhỏ nó đi để dễ dàng lưu trữ và gửi đi. Sau đó, codec sẽ tiếp tục giải mã chuỗi byte đó trở lại thành tệp âm thanh hay hình ảnh tương tự file gốc ban đầu.
Sự khác biệt giữa Codec và định dạng “vùng chứa”
Trong quá trình sử dụng, người dùng cần phân rõ được khái niệm về “Codec” và “vùng chứa – Container” vì hai thuật ngữ này đôi lúc sẽ gây ra những nhầm lẫn không đáng có.
Cơ bản vùng chứa là một nơi lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số, hỗ trợ chứa đựng nhiều loại định dạng nội dung khác nhau như codec video, codec âm thanh và các file phụ đề bổ sung. Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng “Vùng chứa” như một ngôi nhà có nhiều phòng: có một số phòng chính là “CODEC”- được tạo ra để chứa video, hình ảnh hay âm thanh được nén và mã hóa ở trong đó và một số phòng khác dành để chứa phụ đề và những thông tin liên quan (như tỷ lệ khung hình của video, loại codec, độ bitrate, độ phân giải, thời lượng cảnh quay,…).
Vì sao cần phải sử dụng Container?
Thông thường ở dạng nguyên bản chưa qua xử lý, các dữ liệu hình ảnh và âm thanh thô sẽ tách rời nhau. Để có thể quản lý và hiển thị đồng thời các file này thì cần có một tệp định dạng hỗ trợ tương thích với cả hai, từ đó ra đời khái niệm “vùng chứa”.
Một số định dạng vùng chứa phổ biến nhất hiện nay:
• Vùng chứa âm thanh: PLAC, AAC, MP3, WAV
• Vùng chứa video: MP4, MOV, FLV, WMV
Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng không phải tất cả các vùng chứa hay mọi loại codec đều có thể tương thích với các chương trình hay phần mềm mà người dùng đang sử dụng. Vì thế, để hạn chế tình trạng xảy ra lỗi codec không mở được nội dung, thì người dùng nên ưu tiên chọn các phần mềm đa định dạng tệp mã hóa sẽ tối ưu nhất.
Tại sao cần codec làm gì?
Các tập tin phim ảnh, âm nhạc thường rất lớn nên rất khó chia sẻ qua mạng. Để tăng tốc độ tải xuống, các codec toán học được dùng để mã hóa, hoặc rút gọn tín hiệu truyền tải, sau đó giải mã để xem và chỉnh sửa. Nếu không có codec, việc tải các file video và audio sẽ lâu hơn bây giờ từ 3 tới 5 lần.
Cần bao nhiêu codec?
Trên Internet hiện tại có hàng trăm codec và bạn thường sẽ phải sử dụng kết hợp để phát tập tin. Có các codec để nén audio, video, tập tin đa phương tiện stream qua mạng, bài diễn thuyết, cuộc họp qua video, phát MP3, chụp ảnh màn hình.
Nhiều người khi chia sẻ tập tin trên mạng còn sử dụng các codec lạ để nén tập tin. Điều đó khiến người dùng khi tải sẽ không biết được họ phải dùng codec nào. Thông thường, bạn sẽ cần khoảng 10 tới 12 codec để phát các loại nhạc, phim.
Các loại codec phổ biến
Ngoài các codec phổ biến như MP3, WMA, RealVideo, RealAudio, DivX hay XviD còn có nhiều codec khác.
AVI là đuôi mở rộng tập tin phổ biến được gắn vào nhiều tập tin video, nhưng tự thân nó không phải là codec. Thực ra nó chỉ là định dạng container mà nhiều codec có thể dùng. Hàng trăm codec tương thích với nội dung AVI nên sẽ hơi khó để biết được cần có codec nào để phát file.
Làm sao biết phải tải và cài codec nào?
Vì có rất nhiều lựa chọn codec nên một gói codec là lựa chọn tiện lợi hơn cả. Gói codec chứa nhiều codec trong một tập tin. Vẫn có tranh cãi rằng có cần nhiều tập tin codec vậy không nhưng rõ ràng việc này sẽ dễ dàng hơn khi người dùng cần tải và phát file.
Dưới đây là một số gói codec bạn nên dùng.
- CCCP (Combined Community Codec Pack) là một trong những gói codec đa dạng nhất. CCCP được những ai hay chia sẻ, xem phim trực tuyến sử dụng. Codec trong gói này có thể giúp xem được 99% các định dạng video. Hãy cân nhắc dùng CCCP nếu máy tính của bạn cần cập nhật codec.
- X Codec Pack là gói codec tất cả trong một, không có quảng cáo hay phần mềm theo dõi và cũng khá gọn nhẹ nên tải cũng không lâu. X Codec Pack là một trong các gói codec đầy đủ nhất, chứa mọi codec bạn cần để phát các định dạng audio và video phổ biến.
- K-Lite Codec Pack giúp phát tất cả các định dạng phim ảnh phổ biến. K-Lite gồm 4 phiên bản là Basic, Standard, Full và Mega. Nếu chỉ cần phát video DivX và XviD thì chỉ cần Basic là được. Gói Standard là phổ biến hơn cả, có mọi thứ mà người dùng phổ thông cần để phát các định dạng phổ biến. Gói Full cho người dùng yêu cầu cao hơn, không chỉ nhiều codec hơn mà thậm chí còn hỗ trợ encode.
- K-Lite Mega Codec Pack là một gói tổng hợp, chứa mọi thứ bạn cần. Mega thậm chí còn có cả Media Player Classic.
Nếu dùng Windows Media Player, bạn sẽ thấy phần mềm thường cho biết đoạn mã 4 kí tự về một loại codec mà nó cần. Khi đó, bạn hãy tìm codec này trên trang của FOURCC để tìm codec đang thiếu.
Một cách khác để tải codec là tải các trình phát có chứa codec có sẵn. Đôi khi các trình phát cũng cài những codec phổ biến và quan trọng trong lần đầu bạn cài phần mềm. VLC là lựa chọn khá ổn vì phát được mọi kiểu định dạng.
Trang danh sách codec của FOURCC https://www.fourcc.org/codecs.php
Comments are closed.