Vector là gì?
Đồ họa vector trong đồ họa máy tính sử dụng các tọa độ trong mặt phẳng 2 chiều để biểu diễn hình ảnh. Các tọa độ này sẽ góp phần tạo nên các path và các path này còn có thể có các thuộc tính như màu nét, hình dạng, độ dày,… Ảnh được tạo thành bằng kỹ thuật này được gọi là ảnh vector. Các định dạng ảnh vector phổ biến hiện nay bao gồm: SVG, EPS, PDF…
Đồ họa vector hay đơn giản chỉ cần gọi vectơ là một loại ảnh đồ họa máy tính được xác định theo các điểm ảnh 2D.
Các điểm ảnh này được kết nối bởi các đường thẳng và đường cong để tạo thành nhiều hình dạng khác nhau.
Mỗi điểm ảnh như vậy được định vị 2D theo tục x và trục y.
Điều này giúp xác định các đường nối có các thuộc tính khác nhau như màu sắc, hình dạng, độ dày, độ cong và cách tô màu
Định dạng file Vector:
Định dạng file vector là loại tệp mà khách hàng của bạn sẽ yêu cầu khi cần in ấn một cách chuyên nghiệp dưới dạng tờ rơi, giá đỡ, áp phích, nhãn dán, catalogue sản phẩm, v.v.
Ngày nay, vectơ có thể được tìm thấy phổ biến ở nhiều định dạng tệp như SVG, EPS, PDF và AI.
AI – Adobe Illustrator
Loại tệp AI là loại tệp độc quyền do Adobe Systems phát triển. Tệp AI có thể được toàn quyền chỉnh sửa bằng phần mềm Adobe Illustrator !
PDF – Portable Document Format
Là 1 trong 2 biến thể được xuất bởi Adobe Illustrator, PDF đang nhanh chóng trở thành một định dạng phổ biến.
Nhiều nhà thiết kế sử dụng định dạng này vì nó có thể được xem dễ dàng thông qua bất kỳ máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng nào hỗ trợ khả năng duyệt file PDF (Hầu hết các thiết bị thông minh hiện nay đều hỗ trợ định dạng này)
Khả năng chỉnh sửa của file cũng được giữ nguyên khi lưu dưới định dạng PDF. Do đó, tập tin PDF có thể được mở và chỉnh sửa dễ dàng.
EPS – Encapsulated PostScript
EPS là định dạng tệp vector phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi.
Lý do đằng sau việc này là rất nhiều phần mềm thiết kế chuyên dụng có thể đọc file EPS.
Từ các phiên bản cũ hơn của Adobe Illustrator đến các phần mềm thiết kế phổ biến khác như Corel Draw, tất cả đều hỗ trợ các định dạng tệp vectơ EPS.
Các nhà thiết kế đồ họa cũng thường được khách hàng yêu cầu thiết kế ở định dạng EPS để dễ dàng in ấn.
SVG – Scalable Vector Graphics
Ưu điểm của SVG là có thể được sử dụng trực tuyến trên môi trường internet một cách dễ dàng.
Với công nghệ ngày càng phát triển và độ phân giải màn hình thiết bị càng trở nên sắc nét, SVG đang trở nên 1 xu hướng mới trên môi trường internet khi duyệt nội dung hình ảnh
Tệp SVG sẽ đảm bảo rằng chất lượng của logo không bị ảnh hưởng cho dù nó được xem trên thiết bị với độ phân giải nào.
Ưu điểm và Khuyết điểm
Ảnh vector có thể kéo to nhỏ tùy ý mà không bị vỡ, các đường viền cũng không bị răng cưa. Dữ liệu có trong ảnh vector ít hơn ảnh bitmap, do đó ít tốn dung lượng lưu trữ hơn.
Khi tạo và chỉnh sửa ảnh vector, có thể thực hiện các thao tác như: xoay, lật, kéo giãn, tô màu và tô màu chuyển sắc, dùng nhiều lớp hình ảnh, thay đổi độ trong suốt của hình; đồng thời cắt, nối, cắt phần giao nhau và thực hiện nhiều thao tác khác.
Người ta có thể thay đổi hình dạng của ảnh bằng cách thêm, bớt, xoay, di chuyển các điểm mút. Tuy nhiên, dạng ảnh này cũng có mặt hạn chế là nhìn không thật, sự chuyển màu, sắc độ ít tinh tế hơn ảnh bitmap.
Ứng dụng của ảnh Vector
Ảnh Vector thường được sử dụng trong các trường hợp như:
- Thiết kế logo: Vì logo cần sự nhất quán trong mọi trường hợp sử dụng, người ta có thể phóng to, thu nhỏ mà không ảnh hưởng quá nhiều đến tổng thể logo và hỗ trợ trong in ấn tốt hơn.
- Thiết kế icon: Icon cũng cần thay đổi nhiều về kích thước, đặc biệt là phải nhẹ, sắc nét.
- Nghệ thuật Vector (Vector Art): Người ta dùng các vector, các mảng (shapes), lưới chuyển màu (gradient meshes)… để tạo nên những hình ảnh độc đáo, gọi là nghệ thuật Vector.
Các phần mềm tạo ảnh Vector
- Adobe Illustrator
- CorelDraw Graphic Suites
- Vectr
- Affinity Designer
- Calligra
- Xara Photo & Graphic Designer
- Inkscape