Driver tai nghe là gì?
Driver là bộ phận quyết định sự hoạt động của một chiếc tai nghe. Bộ phần này được cấu thành từ 3 yếu tố: nam châm, cuộn cảm và màng diaphargm hình nón được đo và hiển thị với kích thước mm. Driver đảm nhận vai trò chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm để thính giác con người có thể tiếp nhận được. Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đây như một chiếc loa phóng thanh mini có thể gắn vào tai.Driver tai nghe có đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn và nhiều mẫu mã khác nhau, đây cũng chính là yếu tố quyết định đến chất âm của của một chiếc tai nghe.
Bộ phận cấu thành của một driver tai nghe
Driver tai nghe được cấu thành bởi 3 bộ phận:
- Màng diaphargm: có nhiệm vụ rung để tạo thành âm thanh mà con người cảm nhận được.
- Nam châm
- Cuộn cảm: có nhiệm vụ di chuyển màng loa để tạo thành âm thanh có dòng điện chạy qua.
Driver tai nghe thường có dạng tròn, kích thước là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh phát ra. Theo đó, kích thước càng lớn thì âm bass càng sâu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những chiếc tai nghe có driver nhỏ thì âm thanh phát ra sẽ không chất lượng bằng tai nghe có driver lớn. Chất lượng âm thanh còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như khả năng cách âm, khử ồn, v.v…
Driver tai nghe có những loại nào?
Trên thị trường xuất hiện nhiều mẫu mã, chủng loại tai nghe khác nhau, nhưng chung quy lại, driver tai nghe có 4 loại chính như sau:
Dynamic
Đây là loại driver tai nghe phổ biến nhất, thường được tích hợp trong đa số tai nghe đến từ các thương hiệu khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Đây cũng là loại tai nghe có chi phí sản xuất rẻ nhất nên phù hợp với mọi đối tượng người dùng.Về cấu tạo, model Dynamic có 3 phần chính là nam châm neodymium, cuộn cảm và màng diaphragm.Các dòng tai nghe sử dụng nhiều driver dynamic cùng lúc là Radius và Audio-Technica. Cả hai driver dynamic đều được thiết kế chuyên biệt để cải thiện dải trầm cũng như độ cộng hưởng buồng âm.
Với dòng Dynamic có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật như: tai nghe không cần sử dụng bộ khuếch đại mà vẫn có thể tạo ra âm lượng lớn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn có quy trình sản xuất đơn giản, chi phí sản xuất khá ‘hời’, trọng lượng nhỏ gọn nhẹ và phát ra âm bass vô cùng tốt, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, Dynamic có nhược điểm là âm bị méo khi ở âm lượng cao.
Balanced Armature
Driver Balanced Armature (BA) sở hữu kích thước nhỏ hơn nhiều so với driver Dynamic nên driver BA ban đầu được sử dụng trong các thiết bị y tế và có cấu tạo bởi một cuộn dây nằm giữa 2 nam châm.Đây là dòng driver có chi phí sản xuất và gia công cao hơn Dynamic nên thường được tích hợp trong những model tai nghe cao cấp. Bên cạnh đó, driver Balanced Armature không sử dụng lỗ thoát khí nên tạo ra sự kín âm và phát ra âm thanh tổng thể trầm hơn.
Đối với dòng driver Balanced Armature, ưu điểm là nó có khả năng chỉnh âm để có thể xử lý dải tần số âm thanh cụ thể, đặc biệt là dải Mid và Treble. Ngoài ra còn có thể kết hợp với driver Dynamic để cải thiện dải bass hiệu quả.Vì có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với driver Dynamic nên driver BA từ đó cũng có giá thành cao hơn, tuy nhiên cần đến sự trợ giúp của driver Dynamic để có thể cải thiện âm thanh tần số thấp.
Planar Magnetic
Planar Magnetic thường được tích hợp trên các model tai nghe trùm đầu, có thiết kế earcup hở. Nguyên lý hoạt động của nó là sử dụng từ trường để tạo ra âm thanh tương tự như dòng driver Dynamic.Planar Magnetic có một số ưu điểm nổi bật như khả năng phát ra âm thanh chi tiết và gần như không bị méo tiếng, driver phản hồi vô cùng chính xác với các tín hiệu âm thanh mang lại dải bass vô cùng tuyệt vời.
Ưu điểm là vậy, Planar Magnetic vẫn còn tồn động một số nhược điểm như kiểu dáng khá cồng kênh và nặng do sử dụng nam châm to, kiểu dáng khá cồng kềnh gây bất tiện trong một số trường hợp người dùng cần tính di động cao và giá thành có phần cao hơn các loại tai nghe trùm đầu phổ thông.
Electrostatics
Đây là dòng driver khác biệt nhất so với các dòng còn lại khi sử dụng thiết kế màng stator được phân cực (-/+) khá phức tạp và màng loa tĩnh điện đắt tiền cho ra âm thanh cực kì sống động và thực tế. Từ những yếu tố này cũng có thể đoán được giá thành của model này không rẻ chút nào và chỉ góp mặt vào các dòng tai nghe cao cấp mà thôi.
Ngoài ra, Electrostatics còn có thể phát ra dải âm chi tiết và cân bằng với khả năng âm thanh gần như không bị méo. Tuy vậy, để Electrostatics có thể hoạt động được thì cần tích hợp bộ khuếch đại tích điện khá đắt tiền và chỉ phù hợp để sử dụng trong không gian riêng yên tĩnh.
Hydrid Drivers
Đây không phải là một loại driver mà là sự kết hợp giữa 02 hoặc nhiều loại driver để tạo nên một hệ thống hoạt động trong tai nghe, tạo ra âm thanh dựa trên tần số cung ứng của các loại driver. Thông thường trước đây khi nói đến các tai nghe hybrid chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các tai nghe kết hợp giữa driver dynamic và driver BA. Tuy nhiên, mới đây Fitear đã lần đầu tiên giới thiệu mẫu tai nghe Hybrid sử dụng kết driver BA và driver Electrostatics. Cấu trúc của một driver Hybrid thông thường sẽ giống như sau.
Bí quyết chọn mua tai nghe
Vậy bí quyết để chọn mua tai nghe phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân là gì? Để trả lời cho câu hỏi này bạn nên xác định gu âm nhạc, sở thích các nhân và cả ‘túi tiền’ của bạn nữa. Nếu bạn là người sôi động, muốn bùng cháy với âm nhạc thì nên lựa chọn dòng tai nghe có driver Dynamic.
Nhưng nếu bạn sử dụng tai nghe để chơi game thì bạn không nên quan tâm nhiều đến bass hoặc mid-low, do đó, bạn nên sử dụng tai nghe có driver Armature Balanced. Còn nếu bạn rủng rỉnh tài chính, không màng đến giá cả thì bạn nên trải nghiệm dòng tai nghe có sử dụng driver Planar Magnetic và Electrostatic.
Và nếu bạn nghe tạp hay nói cách khác là nghe nhiều thể loại, dùng tai nghe cho nhiều nhu cầu, bạn có thể cân nhắc dùng tai nghe Hydrid có chức năng tuning (điều chỉnh) để phù hợp từng nhu cầu nhất định, ví dụ hạ bass khi chơi game, hay hạ treble khi bạn nghe nhạc edm chẳng hạn.