Những phần mềm họp trực tuyến có thể ứng dụng để dạy học tránh Covid-19

1829
279

Trong những ngày phòng, chống dịch Covid-19, một số nơi đã tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh để giúp các em tự học tập, theo bài để không bị quên kiến thức khi trở lại trường học. Đó là giải pháp cần thiết và mang lại nhiều hiệu quả nhằm đảm bảo được quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, hầu hết đều tổ chức dưới dạng livestream, quay video rồi đăng lên các trang chia sẻ, điều đó chưa làm tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Dưới đây là một số gợi ý phần mềm mà các bạn có thể sử dụng để tăng khả năng tương tác với học sinh khi dạy trực tuyến. Lưu ý, các phần mềm áp dụng cho nhóm nhỏ học sinh và phải có thiết bị được cài đặt phần mềm dưới sự giám sát của phụ huynh. Đồng thời, việc ứng dụng để dạy học hoàn toàn là việc sử dụng tính năng vốn có của phần mềm gọi video theo nhóm nên ngoài mục đích trên thì có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

1. Skype

Skype là phần mềm họp trực tuyến qua internet rất nổi tiếng của gã khổng lồ Microsoft. Nó cho phép người dùng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi thoại audio hay video call giữa 2 người hoặc các nhóm, do đó ta có thể sử dụng skype làm phần mềm họp trực tuyến. Người dùng cần tải phiên bản phù hợp với thiết bị, sau đó đăng ký tài khoản, đăng nhập và thưc hiện cuộc gọi qua internet.

Tính năng của Skype rất đa dạng: nhắn tin, gọi điện thoại, gửi tệp tin, video call,…

Đây có thể là lựa chọn xa lạ với hầu hết người dùng phổ thông vì bạn có facebook messenger, zalo, viber… nhưng nó vô cùng phổ biến ở môi trường doanh nghiệp.

2. Facebook Messenger

Facebook Messenger cho phép gọi video nhóm cho cả 3 nền tảng iOS, Android và máy tính, giúp người dùng vừa trò chuyện vừa nhìn thấy hình ảnh của nhau.

Với tính năng này, người dùng có thể trò chuyện video cùng lúc tối đa 50 người. Đây như một dấu hiệu cho thấy Facebook đang quyết tâm cạnh tranh với những ứng dụng nhắn tin, gọi điện khác như: Skype, Zalo, Viber… Cách thực hiện cuộc gọi trên cả 3 nền tảng về cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau một chút về giao diện thôi.

3. Google Hangout Meets

Kết nối với nhóm của người dùng từ bất cứ đâu. Giải pháp này ứng dụng cho các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng để hình thức dạy học trực tuyến dễ dàng hơn (giáo viên = sếp, học sinh = nhân viên), sẽ có sự tương tác qua lại giữa những người tham gia. Với nhóm nhỏ, có thể mở nhiều cuộc họp (meeting) và người sử dụng chỉ cần đường dẫn để tham gia.

Meets đã được Google tích hợp vào dịch vụ Gsuite của hãng, do đó, chúng ta có thể tham gia dùng thử miễn phí trước khi quyết định đăng ký gói trả phí của Google.

4. Zalo PC

Tính năng gọi video nhóm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng từ họp online, học nhóm, đến gặp mặt gia đình…
Zalo PC là nền tảng được tin dùng cho nhu cầu công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Phiên bản cập nhật mới nhất giới thiệu thêm một tiện ích mới cho người dùng – tính năng gọi video nhóm.

Tính năng này hỗ trợ người dùng trò chuyện và nhìn thấy mặt của nhiều người cùng lúc mà không làm gián đoạn thao tác chat và các tác vụ khác trên máy tính. Với chất lượng cuộc gọi ổn định, thao tác thực hiện đơn giản, nhanh chóng ngay trong khung chat nhóm, người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất với tính năng mới này.

Để thực hiện gọi video nhóm, người dùng chỉ cần vào cửa sổ chat của nhóm muốn gọi, nhấn vào biểu tượng gọi video (được hiển thị trên cùng, bên phải cửa sổ chat) và chọn tài khoản muốn thực hiện cuộc gọi.

Bên cạnh tính năng gọi video nhóm vừa ra mắt, Zalo PC còn có các tính năng tiện lợi khác như: chat nhóm, giao việc, nhắc lịch, truyền file… Hiện bản beta của tính năng gọi video nhóm đã được cập nhật đến tất cả người dùng của Zalo PC và sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm trên mobile.

Người dùng có thể cập nhật phiên bản mới nhất và trải nghiệm gọi video nhóm tại: https://zalo.me/pc

5. Zoom

Zoom là một dịch vụ phần mềm họp trực tuyến nổi tiếng. Zoom cho phép bạn sử dụng miễn phí và tạo hội nghị, họp trực tuyến với 100 người tham dự, 40 phút cho 1 cuộc họp, không giới hạn số cuộc họp…

6. TrueConf

TrueConf Server là Phần Mềm Hội Nghị Truyền Hình Cho Máy Chủ tại Việt Nam sử dụng công nghệ SVC.

Kết quả hình ảnh cho TrueConf

Hệ thống phần mềm Trueconf dùng cho Đào tạo trực tuyến cho phép kết nối lên tới 16 điểm cầu đồng thời, mọi điểm cầu có thể nghe hoặc nhìn thấy chỉ một giảng viên, ngược lại giảng viên có thể nhìn và nghe thấy tất cả những người khác.

Tóm lại, nếu đang tìm một giải pháp làm việc nhóm hoặc học online quy mô nhỏ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ OTG, trong đó, mình đánh giá cao Skype, Facebook Messenger, Zalo PC vì mức độ phổ biến và có thể sử dụng miễn phí với chất lượng tốt.

What’s your Reaction?
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Thái Triển
WRITTEN BY

Thái Triển

Thái Triển là một designer nghiệp dư, yêu thích công nghệ, máy tính, vẽ vời, phát triển web và ứng dụng. Hiện tại mình đang làm Chủ tịch, CEO, Nhân viên kiêm luôn tạp vụ, giao hàng cho Công ty TNHH Thái Triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *